Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách lựa chọn
máy chà nhám nhé!
+ Máy chà nhám đai
Máy chà nhám đai có bộ phận dây đai chắc chắn gắn với động cơ và 1 cặp tang trống quay, tạo thành công cụ chà nhám mạnh và linh hoạt. Tuy nhiên, máy chà nhám đai được xem là dụng cụ chuyên dụng hoặc chỉ thật sự cần thiết đối với thợ mộc chuyên nghiệp. Trừ khi bạn cần lát sàn gỗ thường xuyên hoặc chà nhám hàng trăm cây xà gỗ, không nên phí tiền vào loại máy này.
Máy chà nhám đai thường nặng, cồng kềnh và được thiết kế cho các công việc nặng nhọc, và luôn phải cẩn thận không làm cháy bề mặt gia công do sức nặng của máy có thể khiến bạn làm thủng bề mặt thay vì chà nhám. Tôi không sở hữu loại máy này và cũng rất hiếm khi dùng đến nên đối với tôi đây chắc chắn không phải là một loại máy DIY cần thiết.
+ Máy chà nhám góc
Tuy có vẻ ngoài xinh xắn, chiếc Metabo này là một trong những mẫu máy chà nhám góc tốt nhất trên thị trường, nhưng một chiếc máy cầm tay chuẩn vẫn là lựa chọn tốt và tiết kiệm hơn.
+ Máy chà nhám đĩa hay còn gọi là máy chà nhám quỹ đạo
Vấn đề trở nên hơi phức tạp hơn với
máy chà nhám đĩa vì nó bao gồm hầu hết các loại máy chà nhám trên thị trường hiện nay với cùng kiểu chuyển động của đế chà nhám. Về cơ bản, đế chà nhám xoay theo các hướng ngẫu nhiên để giảm thiểu vết xước có hướng trên bề mặt vật liệu gây mất thẩm mỹ trên thành phẩm. Đây là vấn đề cần cân nhắc, giả sử trong trường hợp bạn có ý định tạo bề mặt bóng mờ như véc-ni hoặc sáp.
Tuy nhiên, “máy chà nhám đĩa” (RO) hiện nay thường được dùng để chỉ một cơ số loại máy chà nhám khác nhau.Chúng là những công cụ chất lượng tốt, nhưng những cái kích thước lớn thường đắt tiền và quá to để thực hiện hầu hết các công việc mà bạn cần dùng đến máy chà nhám.