Nên chọn giấy nhám P80, P120, P150 hay P180 cho công việc chà nhám của mình? hãy theo dõi bài viết dưới đây để đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
1. Độ nhám là gì?
Trong cấu tạo của giấy nhám thì độ nhám là yếu tố chính, quyết định đến khả năng chà nhám của sản phẩm. Có thể hiểu một cách đơn giản, độ nhám chính là độ sắc và mật độ của các hạt chà nhám. Chính vì vậy đây cũng là yếu tố mà các nhà sản xuất dựa vào để định giá cho sản phẩm của mình, và cũng là yếu tố mà người mua luôn cân nhắc để chọn được loại phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng, bề mặt cần chà nhám.
Giấy nhám có độ nhám càng cao thì cho khả năng đánh bóng, mài mòn càng tốt. Tuy nhiên không phải đối với bề mặt và công đoạn chà nhám nào chúng ta cũng cần chọn loại có độ nhám cao. Tùy thuộc vào đặc điểm chất liệu của bề mặt cần chà nhám và yêu cầu thành phẩm sau chà nhám mà người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm giấy nhám có các độ nhám phổ biến là P80, P120, P150 hay P180, mỗi loại sẽ mang đến một khả năng chà nhám khác nhau.
2. Nên chọn độ nhám nào?
Để trả lời câu hỏi này thì ngoài việc nắm rõ chất liệu vật cần chà nhám, công đoạn chà nhám và yêu cầu sau khi chà nhám, người tiêu dùng cũng cần hiểu về tác dụng của từng độ nhám. Cụ thể:
*Giấy nhám P80: giấy nhám có độ nhám P80 thường có khả năng chống bám dính, cho khả năng mài mòn cao và ổn định. Khi mài, giấy tạo ra các vết nông và đồng nhất, tạo sự thuận lợi cho nước sơn bám chặt hơn vào bề mặt sản phẩm, chính vì vậy nên loại này thường được dùng để chà nhám cho sản phẩm trước khi bước vào công đoạn sơn PU.
Ứng dụng phổ biến của giấy nhám P80 là dùng để mài bề mặt thép, mài tường trước khi bả mattit, mài tường loại bỏ lớp sơn cũ, mài sơn lót, thích hợp cho các loại sơn High Solid và sơn nước.
*Giấy nhám P120: ưu điểm của giấy nhám P120 là giúp loại bỏ hoàn toàn vết tích của lớp sơn cũ trên tường, các vết hoen gỉ trên bề mặt kim loại. Bởi vậy, loại này thường được dùng để mài mattit, mài sơn lót.
*Giấy nhám P150: loại này có ưu điểm là cho khả năng mài cắt cao. Với thành phần cấu tạo bao gồm lớp bôi trơn và chất chống bám dính nên vừa giúp đảm bảo hiệu quả chà nhám, tính thẩm mỹ cho bề mặt chà nhám, vừa giúp kéo dài độ bền giấy nhám.
Giấy nhám P150 thường được sử dụng để mài khô, mài phá lớp sơn cũ, sơn màu và dầu bóng.
*Giấy nhám P180: Có ưu điểm là cho khả năng mài cắt cao, thành phần cấu tạo cũng bao gồm lớp bôi trơn chống dính nên vừa giúp đảm bảo hiệu quả chà nhám, tính thẩm mỹ cho bề mặt chà nhám, vừa giúp kéo dài độ bền giấy nhám.
Các dòng giấy nhám có độ nhám P180 thường được sử dụng để mài khô, mài phá lớp sơn cũ, mài hoàn thiện lớp sơn lót, sơn màu và dầu bóng, mài góc cạnh, vét mí và mài hoàn thiện mattit.
Đào Thơ