Trong ngành gỗ, chúng ta thường nghe nhắc đến trục nhám thùng. Vậy, trục nhám thùng là gì, cấu tạo và công dụng của nó ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Trục nhám thùng là gì?
Truc nham thung là một bộ phận trong máy chà nhám thùng, giúp cho công đoạn chà nhám trên bề mặt diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
2. Cấu tạo của trục nhám thùng
Tương tự như
trục cao su lăn keo, trục nhám thùng cũng được tạo thành từ 2 bộ phận chính là lõi làm bằng kim loại và lớp cao su bọc ở ngoài. Để đảm bảo độ bền và hiệu quả khi sử dụng thì phần lõi thường được làm từ thép không gỉ, còn cao su bọc ngoài là loại kháng dung môi, có kích thước và độ dày cũng như hình dạng khác nhau, tùy theo yêu cầu sử dụng của khách hàng. Thường thì loại trục này sẽ được sản xuất theo quy cách đường kính ngoài ≥ 70 mm và chiều dài trục là ≥ 600 mm.
3. Vai trò của trục nhám thùng
Trục nhám thùng có vai trò chà nhám hiệu quả cho sản phẩm ở từng giai đoạn, và cũng có các loại với vai trò khác nhau, mỗi trục sẽ cho phép bỏ vào đó một tờ giấy nhám vòng để chà nhám. Các trục có vai trò phá nhám (sử dụng ở giai đoạn đầu) thì sẽ được kết hợp với tờ nhám P80 hoặc P100; các trục có vai trò chà tinh sẽ dùng nhám P240 hoặc P280; trục có tác dụng chà mịn sẽ được kết hợp với giấy có độ nhám P150 hoặc P180.
Ngoài ra, trục còn có tác dụng giúp cho các vật di chuyển một cách dễ dàng hơn trong quá trình chà nhám nhờ lớp cao su có khả năng chống trượt bọc ở ngoài, chống đỡ, chuyên chở giấy nhám, nguyên vật liệu trong quá trình chà nhám.
4. Nguyên vật liệu làm trục nhám thùng
Như đã nói, trục nhám thùng bao gồm phần lõi làm bằng thép, phần cao su bọc ngoài có thể làm từ các loại khác nhau với những ưu nhược điểm riêng. Phổ biến nhất chính là cao su Neoprene. Loại này có khả năng chịu môi trường hóa học tốt, có tính giãn nở, đàn hồi cao. Tiếp theo là cao su silicon với khả năng chịu nhiệt độ cao, kháng hóa chất và ozone, sau cùng là Polyurethane chịu mài mòn cao, có tính dai, bền và tính chịu cắt…
5. Ưu điểm của trục nhám thùng
Có thể kể đến các ưu điểm nổi trội của trục nhám thùng như: chịu nhiệt cao, chịu tác động của hóa chất, chịu mài nòn cao, chịu nén chống dính tốt... từ đó đảm bảo độ bền cao trong sử dụng. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, nếu trục bị mòn, rách lớp cao su bên ngoài thì không cần phải thay trục mới mà có thể đắp một lớp cao su mới cho trục để tiếp tục sử dụng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả.
Đào Thơ