Như chúng ta đã biết
giaynham được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau, chúng là thành phần khá quan trọng và không thể thiếu để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và chất lượng. Trong đó có việc
tạo ra những vết sờn, rách, bạc màu trên những chiếc quần jean khiến chúng trở nên bụi và đẹp hơn.
Mài
giấy nhám là công đoạn được sử dụng rộng rãi để tạo ra những vết sờn. Công đoạn được bắt đầu bằng việc
đặt trang phục lên những quả bóng cao su, sau đó bóng được bơm không khí để thực hiện công đoan ở những chỗ cần thiết. Mục đích của quá trình này là đem lại vẻ sờn rách, đã qua sử dụng cho những chiếc quần.
Mài tay thường được thực hiện ở những phần vải cứng, cố định như là
trước đùi, mông và cũng có thể toàn bộ trang phục. Giấy nhám được sử dụng để mài trang phục ở những vị trí và thiết kế cụ thể.
Giấy nhám có các độ mịn khác nhau từ 40 đến hơn 600; số càng cao thì độ mịn càng cao. Trong ngành công nghiệp thời trang,
độ mịn 220, 320 và 400 được dùng phổ biến nhất.
Yếu tố quan trọng nhất là lựa chọn giấy có độ mịn phù hợp
dưa trên độ dai của vải và yêu cầu sản phẩm. Kết hợp phần đã được mài với những chỗ xanh thẫm sẽ đem lại vẻ sờn rách tự nhiên.
Chà xát quần jean có thể được thực hiện trên những quả bóng cao su đã được thổi phồng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn (theo chiều dọc hay chiều ngang tùy theo nhà sản xuất), thâm chí việc chà xát có thể được thực hiện trên mặt gỗ có cùng kích thước với trang phục và lực tác động tay phải đều để có kết quả tốt nhất.
Mài tay phải bắt đầu từ phần cần lực tác động mạnh và hướng dần ra ngoài. Một trang phục chỉ được làm bởi một thợ để có sự cân bằng lực tác động ở cả hai ống.
T.T