Trong ngành cơ khí, giấy nhám không chỉ được sử dụng để loại bỏ các vết gỉ sét, trầy xước... đây còn là loại vật liệu không thể thiếu, giúp người thợ đánh bóng các mối hàn nhằm cho ra những sản phẩm đẹp mắt nhất.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về công dụng này của giấy nhám.
1. Các bước sử dụng giay nham đánh bóng mối hàn
Trong quá trình gia công, vì phải thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao của mối hàn nên các vật liệu bằng kim loại thường bị biến dạng, cong vênh và bám màu đen xỉn. Trong khi đó, nếu muốn đảm bảo độ chắc chắn và tính thẩm mỹ cho mối hàn thì 2 bề mặt kim loại phải được sơn phủ, và để lớp sơn phủ phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ lẫn công dụng thẩm mỹ thì mối hàn buộc phải đảm bảo các yếu tố: nhẵn, phẳng, sạch, không cong vênh.... Để giải quyết tình huống này, người thợ sẽ sử dụng nhám xếp, mài cho mối hàn sáng bóng hơn, sạch sẽ và nhẵn phẳng. Lúc này, tùy thuộc vào góc cạnh, kích thước của mối hàn mà người thợ sẽ sử dụng giấy nhám hoặc là
vải nhám với các loại có độ nhám khác nhau, cách thức chà nhám cũng linh hoạt.
Cụ thể, việc chà nhám cho mối hàn bằng giấy nhám sẽ được thực hiện thông qua 3 bước như sau:
Bước 1: mài thô: ở công đoạn này, người thợ sẽ sử dụng loại giấy nhám hoặc
vai nham có độ nhám = P40 hoặc P80 để chà lên bề mặt mối hàn, giúp taọ độ bằng phẳng, loại bỏ các vết xước hoặc các góc cạnh không cần thiết do mối hàn để lại.
Bước 2: mài tinh: công đoạn này giúp đảm bảo một bề mặt nhẵn, mịn cho kim loại.
Bước 3: mài bóng: giúp mang lại độ bóng, nâng cao giá trị thẩm mỹ.
2. Tác dụng của giấy nhám đối với mối hàn
Loại giấy nhám chuyên biệt sử dụng cho việc đánh bóng mối hàn thường có các hạt với kích thước đa dạng, các hạt này có thể được làm từ 1 trong số các vật liệu như: đá lửa, Garnet, Emery, Oxit nhôm, Silicon carbide, Gốm nhôm oxit,... mang lại hiệu quả cho người dùng thông qua 3 chức năng sau đây:
+Tạo ra độ bằng phẳng cho 2 đầu kim loại, loại bỏ sự cong vênh, vết hàn cũ..
+Loại bỏ lớp sơn cũ: sự tồn tại của các lớp sơn cũ khiến cho mối hàn xấu đi và kém bền chắc khi cản trở lớp sơn mới bám chắc vào bề mặt vật liệu cũng như sự bám chắc của 2 đầu kim loại.
Trên đây là một vài chia sẻ về công dụng của giấy nhám/vải nhám trong việc đánh bóng các mối hàn trên bề mặt vật liệu kim loại. Để được chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích khác, tư vấn chọn mua và sử dụng hiệu quả các loại giấy nhám như: Nhám nai,
Nhám ó hàn quốc, Nham cuon vai mem cat do hieu JB5.... hãy liên hệ với chuyên trang của chúng tôi ngay hôm nay.
Đào Thơ