Không chỉ được ứng dụng trong ngành gỗ mỹ nghệ hay các ngành công nghiệp sản xuất, giấy nhám còn được tin tưởng sử dụng trong ngành xây dựng. Đó là nhờ sự đa dạng chủng loại, mẫu mã và quy cách giấy nhám, chẳng hạn như giấy nhám tròn giấy, vải, giấy nhám thùng, giấy nhám cuộn,… Dưới đây là các ưu điểm và ứng dụng của giấy nhám trong ngành xây dựng.
Ứng dụng giấy nhám trong ngành xây dựng
Nếu như các ngành công nghiệp khác sử dụng giấy nhám trong khâu hoàn thiện sản phẩm, giúp mang đến một bề mặt sáng bóng trước khi phủ lớp sơn thì trong ngành xây dựng, ứng dụng giấy nhám cũng tương tự. Nghĩa là giấy nhám sẽ mang đến một bề mặt tường phẳng mịn, không bị gồ ghề, nhờ đó, quá trình sơn diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Cụ thể, bề mặt tường sau khi tô vữa và trước khi quét sơn thường không được phẳng mịn mà có sự gồ ghề, lồi lõm ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu không được làm phẳng, chúng sẽ tiêu hao khá nhiều lượng sơn mà chưa chắc mang đến một bức tường đẹp mỹ mãn.
Do đó, những người thợ sẽ dùng giấy nhám để xử lý những vết lồi. Còn đối với những vết lõm, họ sẽ bôi bột trét tường vào và thực hiện xả nhám bằng giấy nhám. Bên cạnh đó, giấy nhám còn được dùng để vát những cạnh tường, giúp các cạnh này trở nên góc cạnh và sắc sảo hơn. Sau khi xong tất cả công đoạn này mới tiến hành sơn matit, phun lớp chống thấm và cuối cùng, quét lớp sơn phủ hoàn thiện.
Ngoài ra, trong xây dựng và thiết kế nội thất hiện đại, giấy dán tường khá được ưa chuộng. Để giấy dán tường có thể bám dính tốt trên mặt tường, nhất là với những bức tường đã sử dụng giấy dán tường trước đó, trước khi dán, người thợ sẽ dùng giấy nhám để chà tường, sau đó mới phủ keo và thực hiện công đoạn dán. Nếu tuân thủ quy trình này, bề mặt tường hoàn thiện không chỉ đẹp mà còn góp phần gia tăng tuổi thọ cho giấy dán tường.
Ưu điểm giấy nhám trong ngành xây dựng
Sở dĩ giấy dán tường được ưa chuộng trong ngành xây dựng nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung là nhờ vào các ưu điểm nổi bật sau:
- Giảm chi phí vật tư
- Giảm chi phí điện năng
- Giảm chi phí nhân công
- Giảm thời gian hoàn thiện sản phẩm.
- Là giải pháp kinh tế cho người dùng, chủ đầu tư.