Giay Nham » Tin Tức Nội Bộ » Giấy Nhám - Trục Cao Su» Giấy nhám có cấu tạo như thế nào?

Giấy nhám có cấu tạo như thế nào?

Giấy nhám có cấu tạo như thế nào? tin chắc là sẽ không có quá nhiều người trả lời chính xác câu hỏi này mặc dù đây là một loại vật liệu mài mòn vốn rất quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và các lĩnh vực sản xuất của con người từ rất lâu. Nếu bạn cũng chưa biết rõ về cấu tạo của giấy nhám, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Cấu tạo của giấy nhám

Giấy nhám, dù là loại nào thì cũng có cấu tạo rất đơn giản, chỉ với 3 thành phần cơ bản gồm: hạt nhám (hạt mài), keo dính chuyên dụng (tùy từng hãng sẽ sử dụng loại keo khác nhau), và lớp đế (lưng) làm bằng giấy hoặc bằng vải. Trong đó:

+Hạt nhám: là bộ phận chính, mang lại tác dụng đánh bóng, mài mòn cho giấy nhám. Hiệu quả đánh bóng, mài mòn của giấy nhám cao hay thấp là tùy thuộc vào độ sắc bén của các hạt nhám này. Tất nhiên là hạt mài càng sắc thì càng cho hiệu quả cao, tuy nhiên khi chọn giấy nhám thì không phải lúc nào cũng ưu tiên chọn loại có hạt nhám sắc nhất, điều này còn phụ thuộc vào tính chất bề mặt chà nhám và yêu cầu của từng công đoạn chà nhám.

Mỗi nhà sản xuất sẽ sử dụng mỗi loại hạt nhám khác nhau, chẳng hạn như: Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia, đá lửa... hiệu quả chà nhám, mài mòn của các hạt nhám này cũng không giống nhau.

+Keo dính: đây là thành phần đảm nhận nhiệm vụ liên kết các hạt nhám lại với nhau, và liên kết các hạt nhám vào phần đế (lưng) giấy nhám. 

+Lưng (đế) nhám: được làm bằng vải hoặc giấy, tùy loại, có tác dụng lưu trữ các hạt nhám, tạo hình dáng cho giấy nhám để người dùng có thể cầm, nắm hay kết hợp với các loại máy chà nhám để thao tác dễ dàng, hiệu quả hơn.



2. Giấy nhám được phân loại như thế nào?

Thông thường thì giấy nhám sẽ được phân loại dựa trên chức năng, hình dạng hoặc độ nhám. Phổ biến nhất chính là cách phân loại dựa trên hình dạng, tức là tùy thuộc vào quy cách, hình dạng mà giấy nhám sẽ có các tên gọi như: nhám tờ, nhám cuộn, nhám thùng, nhám xếp... cụ thể, nếu phân loại dựa trên hình dạng thì chúng ta sẽ có các loại giấy nhám như sau:

*Giấy nhám cuộn: là loại giấy nhám được sản xuất với quy cách từng cuộn một, chiều rộng khoảng dưới 300mm. Khi sử dụng, giấy nhám cuộn thường được kết hợp cùng máy chà nhám cầm tay để xử lý bề mặt cho chất liệu gỗ.

*Giấy nhám tờ: đúng như tên gọi của mình, giấy nhám tờ được định hình thành từng tờ nhỏ để tiện cho việc chà nhám thủ công bằng tay. Trên thị trường hiện nay thường có các loại nhám tờ với kích thước phổ biến là 230 x 280 mm. Ngoài ra thì giấy nhám tờ cũng có thể sử dụng để kết hợp với các loại máy chà nhám cầm tay trong công đoạn chà nhám để chuẩn bị sơn PU.



*Giấy nhám vòng: giấy nhám được sản xuất thành từng dải nhỏ, rồi liên kết với nhau tạo thành vòng bằng keo dán, sử dụng kết hợp cùng máy chà nhám.

*Nhám xếp: các lá nhám được xếp chồng lên nhau theo hình tròn.


ĐT

Khác