Giay Nham » Tin Tức Nội Bộ » Giấy Nhám - Trục Cao Su» Tìm hiểu về trục cao su lăn sơn trong ngành gỗ

Tìm hiểu về trục cao su lăn sơn trong ngành gỗ

Bàn về trục cao su thì có rất nhiều loại khác nhau như: trục cao su lăn keo, trục cao su lăn sơn, trục nhám thùng... mỗi loại đảm nhận một chức năng khác nhau tương ứng với đó là đặc điểm cấu tạo riêng biệt. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trục cao su lăn sơn trong ngành gỗ.

1. Vai trò của trục cao su lăn sơn

Trong ngành gỗ, khâu lăn sơn là rất quan trọng, không những giúp hoàn thiện bề mặt về tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ tốt hơn cho sản phẩm, giúp chống lại các tác nhân gây hại bên ngoài như độ ẩm, trầy xước... muốn đảm bảo được điều này, khâu lăn sơn là rất quan trọng, và sơn có lăn đều hay không, nhẵn bóng hay không là phụ thuộc rất lớn vào trục cao su lăn sơn.

Trục này có nhiệm vụ quét các lớp sơn mỏng và đều lên bề mặt sản phẩm thông qua hoạt động của máy một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí, công sức lao động một cách hiệu quả.



2. Quy trình làm việc của trục cao su lăn sơn trong ngành gỗ


Để thực hiện vai trò của mình trong quá trình lăn sơn, trục trải qua quy trình làm việc như sau:

+Trục cao su lăn sơn quay từ từ đến điểm tiếp xúc cùng lúc với trục kim loại song song và bề mặt gỗ cần sơn.

+Người thợ đổ sơn vào giữa khe của trục lăn và kim loại

+Có thể điều chỉnh khoảng cách (khe) giữa trục lăn và trục kim loại một cách dễ dàng trong quá trình lăn sơn, nhằm đảm bảo hơn cho lượng sơn phủ trên bề mặt gỗ đồng đều, mịn và đẹp nhất.



3. Một số điều cần biết về vật liệu bọc của trục cao su lăn sơn

Trục cao su lăn sơn có cấu tạo bao gồm lõi kim loại hoặc nhựa cứng bên trong và phần cao su bọc bên ngoài. Sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của dung môi, hóa chất và ma sát, phần cao su bọc ngoài sẽ dần bị bào mòn, lúc này khả năng quay đều và hiệu quả thẩm mỹ của lớp sơn được quét sẽ không còn được đảm bảo. Do đó, chúng ta cần thiết phải thay thế lớp cao su bọc ngoài. Tuy nhiên, khi chọn lựa thay thế cũng cần có một vài lưu ý dưới đây để đảm bảo tuổi thọ, chất lượng và khả năng làm việc:

+Vì sơn sử dụng trong ngành gỗ là loại sơn chuyên dụng, có tính mài mòn lớp cao su bọc ngoài của trục cao su lăn sơn. Do đó trước khi tiến hành bọc cao su cho trục thì phải chọn loại có khả năng chịu dung môi, hóa chất, kháng mài mòn, đồng thời kiểm tra độ trương nở của vật liệu bọc trong chính loại sơn mà bạn sẽ sử dụng.

+Loại cao su chọn để bọc trục lăn sơn phải đạt độ cứng dao động trong khoảng 30 - 60 Shore A, tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng.

+Loại cao su được chọn phải có bề mặt hoàn toàn láng bóng, bằng phẳng.

+Có thể sử dụng các loại cao su nhân tạo (cao su tổng hợp) như: Nitrile (NBR), EPDM, Polyurethane (PU)... để bọc cho trục lăn.

+Nên chọn loại có trục có màu sáng để dễ dàng phát hiện các sự cố xảy ra trong quá trình lăn sơn, ví dụ như lớp cao su bị tách ra khỏi trục... để phát hiện và xử lý kịp thời.

ĐT

Khác